Nghi lễ đổ mái cất nóc

“Nạp thiên khí” –  Nghi lễ đổ mái cất nóc thực hiện khi hoàn thiện các tầng sàn hoặc mái trên cùng để hoàn thiện quá trình nạp thiên khí cho nhà cửa, công trình để thiên địa nhân hợp khí nạp thiên khí, nạp vận cho dương trạch.

Văn khấn lễ đổ mái nhà

Nóc nhà hay mái tầng là một phần không thể thiếu nên cần chuẩn bị bài cúng, văn khấn cất nóc nhà, đổ mái nhà kỹ càng và chu đáo để việc làm nhà thuận lợi.

Lễ cất nóc nhà hay còn gọi là lễ Thượng Lương, là một nghi lễ được tiến hành vào ngày đổ bê tông cho sàn mái của công trình. Nghi lễ này được thực hiện với mong muốn quá trình xây dựng nhà ở sẽ diễn ra thuận lợi, tránh những điều không mong muốn như thiên tai, lũ lụt.

Bên cạnh đó, khi thực hiện nghi lễ, gia chủ cũng mong muốn khi xây nhà mới thì mọi người sẽ luôn sống vui vẻ, gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Khi làm lễ cất nóc, việc chọn ngày giờ đẹp để thực hiện sẽ mang đến thuận lợi và may mắn cho gia chủ.

Những ngày đẹp để cất nóc nhà bao gồm: Ngày mùng 1, 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17,20, 24, 26, 28, 30 (theo lịch âm). Ngoài ra, theo phong thủy, việc chọn ngày đẹp để cất nóc nhà cần dựa vào tuổi của gia chủ.

2 Cách sắm lễ, mâm cúng lễ cất nóc nhà

Cách sắm lễ, mâm cúng lễ cất nóc nhà

Về cơ bản, để sắm mâm cúng lễ cất nóc nhà, gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật sau đây:

  • 1 con gà, 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, 1 đĩa muối.
  • 1 bát gạo, 1 bát nước.
  • 1 lít rượu trắng, 1 bao thuốc lá, 1 lạng chè.
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
  • 1 bộ đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền.
  • 5 cái oản tài lộc 5 lá trầu, 5 quả cau.
  • 5 quả tròn ((có thể cùng loại hoặc khác loại)
  • 9 bông hoa hồng đỏ.
  • Văn khấn lễ cất nóc nhà (theo mẫu sẵn).

Trên thực tế, tùy từng vùng miền mà việc chuẩn bị mâm cúng lễ cất nóc nhà sẽ thêm hoặc bớt một vài món đồ. Nhưng nhìn chung, mâm cúng lễ cất nóc nhà sẽ bao gồm cả đồ mặn và đồ chay. Khi sắm lễ, bạn không cần mua quá nhiều đồ, tuy nhiên cần chuẩn bị thật tươm tất và cẩn thận.

Phong thủy Chấn Tam cung cấp dịch vụ tư vấn nghi lễ đổ mái cất nóc nhằm mục đính xin phép tôn thần khi hoàn thiện các tầng, mái của công trình dương cơ để thần – nhân đắc ý nạp thiên khí, nạp vận cho căn nhà. Gia chủ có thể tự thực hiện nghi lễ này nhất là các nghi lễ đổ mái. Đối với lễ cất nóc, gia chủ vẫn có thể tự làm hoàn toàn tốt, tuy nhiên có thể nhờ sự hỗ trợ hoặc tham gia của thầy pháp để việc được trọn vẹn và trang nghiêm hơn.

Nghi lễ cất nóc có các phần nghi thức quan trọng như: dâng sớ biểu, lễ, kích hoạt phương vị (đổ mái trước) là phần công việc chính của gia chủ phải tự thực hiện. Thầy cúng (thầy pháp) sẽ hướng dẫn, đồng hành, dẫn lễ để việc công việc hanh thông, linh ứng.

NỘI DUNG DỊCH VỤ

  • Ngày giờ tốt để thực hiện các nghi thức – nghi lễ hợp việc, hợp mệnh chủ để việc thờ tự, nguyện cầu được linh ứng (nếu gia chủ chưa xem).
  • Chuẩn bị sớ, hướng dẫn mua lễ phẩm và vàng mã.
  • Xông khí, tẩy uế, trừ tà cho phần mái.
  • Sắp lễ, bày đàn lễ đúng phương pháp, truyền thống, có thể bày lễ dưới đất hoặc trên mái.
  • Trao đổi các bước, quy trình thực hiện phần nghi lễ.
  • Dẫn lễ, yết cáo tôn thần.
  • Phối hợp với chủ nhà dâng sớ biểu, khởi động đổ mái, nạp khí.
  • Dâng lễ, dẫn lễ, trì kinh, cầu an.
  • Tạ thần, tạ lễ, hóa vàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *