Nghi lễ động thổ

“Nạp địa khí” –  Nghi lễ động thổ là nghi lễ xin phép tôn thần  xây dựng nhà cửa, công trình để thiên địa nhân hợp khí, nạp địa khí, khai long giúp công việc hanh thông thuận lợi và căn nhà khi vào ở được ấm long vượng khí, gia thần trấn trạch.

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, mỗi khi bắt đầu xây dựng hay sửa sang lại nhà ở, cửa hàng,… thì các gia chủ đều thực hiện nghi lễ cúng động thổ. Việc cúng động thổ mang lại rất nhiều ý nghĩa và các gia chủ sẽ phải tiến hành chuẩn bị những lễ vật, nghi lễ để thực hiện việc cúng động thổ.

Lễ cúng động thổ là nghi thức quan trọng trước khi khởi công xây nhà mới, xây dựng công trình hay cất nóc nhà theo văn hóa Việt Nam. Với mong muốn xin và báo cáo với thần linh ở nơi đó phù hộ cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi, suôn sẻ; phù hộ gia chủ mạnh khỏe, gia đình hòa hợp, làm ăn phát lộc.

Cúng động thổ từ lâu đã trở thành nghi thức quan trọng không thể thiếu trước khi xây nhà của người Việt Nam.

Theo sử sách của Trung Quốc ghi lại, lễ cúng động thổ đã có từ năm 113 trước Công nguyên. Cụ thể, đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ thấy trước nay triều đình chỉ có tục tế Trời mà không có tục tế Đất nên đã họp lại nhằm bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tạ ơn Thần Đất.

Trước đây, việc động thổ thường diễn ra vào ngày mùng 3 Tết.Sau khi du nhập vào Việt Nam cùng với sự ảnh hưởng của Phật Giáo và nền văn hóa lâu đời của người Việt. Cúng động thổ đã trở thành nghi thức rất quan trọng, không thể thiếu mỗi khi xây dựng nhà cửa.

Theo đó, trước khi khởi công đào móng, gia chủ hay chủ đầu tư sẽ đi nhờ thầy xem chọn ngày lành, tháng tốt, giờ hoàng đạo để động thổ. Nhằm bày tỏ sự cáo lễ, cầu mong các vị thần sẽ phù hộ may mắn trong quá trình thi công công trình cũng như công việc làm ăn sau này sẽ thuận buồm xuôi gió.

Từ xưa đến nay, người Việt Nam ta luôn tâm niệm rằng: mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà đều có một vị thần trấn giữ gọi là Thổ Công (hay Ông Địa). Khi gia chủ làm nhà, hay xây dựng công trình,v.v. thì sẽ đụng đến Thổ Địa, đụng đến thần linh và các vong linh ở vùng đất này nên phải làm lễ động thổ.

Tùy vào phong tục – tập quán và văn hóa mà lễ cúng động thổ của mỗi vùng miền sẽ khác nhau. Nhưng lễ cúng động thổ dù diễn ra ở đâu cũng đều cùng mang một ý nghĩa chung.

Đó là thể hiện sự xin phép, báo cáo với Thổ Công, Thành Hoàng trong khu vực sắp có sự thay đổi ở mảnh đất này, mong các vị thần sẽ phù hộ cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi, gia chủ mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, ấm êm, làm ăn phát đạt.

Ngoài ra, lễ cúng động thổ còn mang ý nghĩa báo cáo và xin phép các vong linh đang sống ở đó vui vẻ, hạnh phúc di chuyển đến nơi khác để việc xây dựng được tiến hành suôn sẻ, đúng tiến độ.

Có thể thấy, cúng động thổ mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Do vậy thông thường để lễ cúng động thổ diễn ra suôn sẻ các gia chủ, chủ đầu tư thường chọn ngày lành, tháng tốt, phù hợp với tuổi gia chủ, giờ hoàng đạo phù hợp với mảnh đất để tiến hành nghi thức cúng động thổ.

Cần chuẩn bị lễ vật gì cho cúng động thổ

Đất nước ta trải dài ba miền Bắc- Trung – Nam. Thông thường tùy vào mỗi vùng miền sẽ có những quy cách khác nhau về cách chuẩn bị mâm cúng cho lễ cúng động thổ. Tuy vậy, bất kỳ mâm lễ cúng động thổ nào cũng phải đảm bảo đầy đủ và tươm tất, có thể bao gồm:

  • Một bộ tam sên: Gồm ba con vật tượng trưng cho Thủy – Thổ – Thiên là thịt luộc, tôm luộc và trứng luộc.
  • Một con gà hoặc heo quay hoặc cả hai: Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, gia chủ có thể chuẩn bị cả hai, gà luộc và heo quay. Tuy nhiên, thực tế gà luộc sẽ được nhiều người sử dụng nhất và xuất hiện trong hầu hết các mâm lễ cúng của người Việt.
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng, bánh hỏi: Tùy theo văn hóa của từng địa phương, từng vùng.
  • Một đĩa muối.
  • Một bát gạo.
  • Một bát nước.
  • Nửa lít rượu trắng.
  • Bao thuốc, bình trà.
  • Bó nhang (hương).
  • Giấy cúng động thổ: Là một lời thông báo với các thổ thần và vong linh, cùng với đó là lời khấn mong những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến trong quá trình thi công.
  • Lá trầu và quả cau: số lượng 5 hoặc 3 miếng trầu cau đã được têm sẵn.
  • Mâm ngũ quả: Tùy thuộc vào từng vùng miền, mâm ngũ quả cúng động thổ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường 05 loại quả sau đây sẽ được sử dụng trong mâm ngũ quả cúng động thổ, bao gồm: chuối, bưởi, hồng đỏ, lê trắng, mận tím.
  • Hoa tươi: Tùy theo từng vùng miền nhưng nên ưu tiên hoa cúc trắng. Vì đây là loài hoa tượng trưng cho lòng thành kính, đồng thời loại hoa này cũng thường xuyên xuất hiện trên các bàn thờ của người Việt.

Bên cạnh đó, gia chủ có thể nhờ các thầy phong thủy hoặc thầy cúng lễ động thổ chuẩn bị bài văn khấn để đọc trong quá trình làm lễ.

Phong thủy Chấn Tam cung cấp dịch vụ tư vấn nghi lễ động thổ xin phép tôn thần được khai móng động trạch để xây dựng công trình trên đất để thần – nhân đắc ý cầu cho việc thi công được hanh thông thuận lợi, chủ thợ hòa hợp, đắc long đắc khí. Gia chủ có thể tự thực hiện nghi lễ này, tuy nhiên có được sự hỗ trợ và tham gia của thầy pháp thì việc động thổ sẽ được trọn vẹn và trang nghiêm hơn.

Nghi lễ động thổ có các phần nghi thức quan trọng như: động thổ, dâng sớ biểu, lễ là phần công việc chính của gia chủ phải tự thực hiện. Thầy cúng (thầy pháp) sẽ hướng dẫn, đồng hành, dẫn lễ để việc công việc hanh thông, linh ứng.

NỘI DUNG DỊCH VỤ

  • Ngày giờ tốt để thực hiện các nghi thức – nghi lễ hợp việc, hợp mệnh chủ để việc thờ tự, nguyện cầu được linh ứng (nếu gia chủ chưa xem).
  • Chuẩn bị sớ, hướng dẫn mua lễ phẩm và vàng mã.
  • Xông khí, tẩy uế, trừ tà toàn bộ khu đất.
  • Sắp lễ, bày đàn lễ đúng phương pháp và truyền thống.
  • Trao đổi các bước, quy trình thực hiện phần nghi lễ.
  • Dẫn lễ, yết cáo tôn thần.
  • Phối hợp với chủ nhà động thổ, dâng sớ biểu.
  • Dâng lễ, dẫn lễ, trì kinh, cầu an.
  • Tạ thần, tạ lễ, hóa vàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *