Nghi lễ nhập trạch nhà mới

Lễ nhập trạch hay còn gọi là nghi lễ nhập trạch nhà mới, là nghi lễ vô cùng quan trọng theo quan niệm dân gian. Làm lễ cúng về nhà mới hay “nhập trạch” là lễ khai báo với các vị quan cai quản khu vực đó về việc chủ nhà và gia đình sẽ chuyển đến ở nơi làm lễ. Mong các vị quan, thần linh và thổ địa cai quản khu vực đó phù hộ cho gia chủ được an lành, sung túc.

Nghi thức cúng lễ nhập trạch vào nhà mới

Theo quan niệm từ xa xưa, ông bà ta cho rằng, mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh cai quản. Vậy nên việc chuyển đến hoặc chuyển đi đều phải làm lễ trình báo để xin phép các thần, có như vậy thì thần linh mới chấp thuận và phù hộ cho cuộc sống sau này của gia đình được thuận buồm xuôi gió.

Lễ cúng nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị gì?

Khi chuyển dọn nhà, việc cúng nhập trạch xin phép được chuyển đến nhà mới là việc cần thiết phải làm, để gia đạo tiếp tục được bề trên phù hộ. Do đó, gia chủ cần biết lễ về nhà mới cần chuẩn bị những gì và chuẩn bị đầy đủ từ trước. Để chuẩn bị chu đáo cho lễ nhập trạch, gia chủ có thể tham khảo những điều dưới đây:

Chọn được ngày tốt làm lễ cúng nhập trạch  

Theo tâm linh, ngày tốt sẽ là ngày hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Là ngày hoàng đạo, thuận lợi cho gia chủ, nếu hợp mệnh gia chủ thì càng tốt. Chọn được ngày tốt để làm lễ nhập trạch sẽ mang đến sức khỏe, tiền tài, may mắn và hạnh phúc cho gia chủ cùng gia đình.

Chọn ngày làm lễ cúng nhập trạch nhà mới

  1. Cách chọn ngày làm lễ nhập trạch
  2. Đối với lễ nhập trạch, có rất nhiều hình thức để chọn được ngày đẹp trong năm, cụ thể có 3 cách sau:
  3. Chọn ngày giờ để Nhập Trạch theo giờ Hoàng Đạo (giờ đẹp). Vào khung giờ này trời đất giao hòa, thích hợp để làm việc lớn.
  4. Chọn ngày giờ theo tuổi của gia chủ. Với cách này, gia chủ cần mời thầy về xem hoặc đi xem tại các địa chỉ uy tín.
  5. Gia chủ tự chọn ngày giờ hợp với mình thông qua các ứng dụng phong thủy trên điện thoại.
  • Những ngày đại kỵ không nên làm nhập trạch

Tháng

Ngày nên tránh

Tháng Giêng

Ngày Ngọ

Tháng Hai

Ngày Mùi

Tháng Ba

Ngày Thân

Tháng Tư

Ngày Dậu

Tháng Năm

Ngày Tuất

Tháng Sáu

Ngày Hợi

Tháng Bảy

Ngày Tý

Tháng Tám

Ngày Sửu  

Tháng Chín

Ngày Dần

Tháng Mười

Ngày Mão

Tháng Mười một

Ngày Thìn  

Tháng Chạp

Ngày Tỵ

Người xưa cho rằng “nửa đầu, nửa đoạn làm việc gì cũng dang dở”. Vì vậy, việc dọn nhà cũng như tiến hành lễ cúng nhập trạch không nên tiến hành vào những ngày Nguyệt kỵ (là các ngày có số cộng lại bằng 5) trong tháng như: ngày 05, ngày 14, ngày 23.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, trong tháng sẽ có những ngày Ngọc Hoàng sai Tam Nương xuống hạ giới để thử lòng phàm nhân, mọi công việc trong ngày này thường bị trễ nải, không thành công. Vậy nên, khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cũng nên tránh ngày Tam Nương sát. Cụ thể là những ngày:

  1. Tam Sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 03, 07)
  2. Thập tam Thập bát dương (ngày 13, 18)
  3. Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22, 27)
  • Chọn ngày làm nhập trạch theo hướng nhà

Trong phong thuỷ, hướng nhà rất quan trọng vì nó tạo nên tương sinh tương khắc. Gia chủ nên chọn các ngày theo hướng nhà để mang lại may mắn và tránh xui xẻo khi làm lễ nhập trạch. Đây là một số cách chọn ngày theo hướng mà gia chủ nên lưu ý:

  1. Nhà hướng Đông, hệ Mộc: tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ hệ Kim.
  2. Nhà hướng Tây, hệ Kim: tránh những ngày Mùi, Hợi, Mão của hệ Mộc.
  3. Nhà hướng Nam, hệ Hỏa: tránh ngày Tý , Thân, Thìn của hệ Thủy.
  4. Nhà hướng Bắc, hệ Thủy: cần tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất của hệ Hỏa.

Mâm lễ cúng nhập trạch gồm những gì?

Sau khi tìm được ngày tốt để cúng nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng nhập trạch. Để không thiếu sót trong khâu chuẩn bị, gia chủ có thể tham khảo mẫu mâm cúng sau:

  • Hoa tươi: nên dùng hoa huệ trắng, hoa ngọc lan, hoa cúc, hoa hoàng lan,…
  • Ngũ quả: thông thường sẽ có các loại chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê
  • Hương (nhang)
  • Nến cốc: 1 cặp
  • Một bộ Tam sên: tôm/cua/thịt/trứng vịt chuẩn bị mỗi thứ 1 con/miếng/quả
  • Gà luộc; 1 con
  • Xôi: 1 đĩa
  • Ba miếng trầu têm sẵn
  • Muối gạo: 1 đĩa
  • Muối – gạo – rượu: mỗi thứ 1 lọ
  • Trà – Rượu – Nước: mỗi thứ 3 lọ
  • Bộ vàng mã: 6 con ngựa nhiều màu, mũ, kiếm, giày, quần áo. Mũ áo quan, tào quan, tiền giấy, vàng lá và nến chuẩn bị mỗi thứ 5 tập. Sau đó đặt các vật dụng này tại các hướng tương ứng là Nam – Tây – giữa nhà – Bắc – Đông.

Phong thủy Chấn Tam cung cấp dịch vụ tư vấn nghi lễ nhập trạch nhà mới nhằm việc thờ tự sẽ được trọn vẹn và trang nghiêm hơn. Khi thực hiện một đàn lễ, đặc biệt là Lễ nhập trạch cần sự tham gia trực tiếp của gia chủ trong toàn bộ nghi lễ. Thầy cúng (thầy pháp) có trách nhiệm hướng dẫn, dẫn lễ, trì kinh, kỵ tà, yết cáo tôn thần để việc thờ cúng được thêm linh ứng.

Nghi lễ nhập trạch các phần nghi thức quan trọng như: bốc bát hương, an vị bát hương, nhập trạch là phần công việc chính của gia chủ phải tự thực hiện. Thầy cúng (thầy pháp) sẽ hướng dẫn, đồng hành, dẫn lễ để việc công việc hanh thông, linh ứng.

  • Ngày giờ tốt để thực hiện các nghi thức – nghi lễ hợp việc, hợp mệnh chủ để việc thờ tự, nguyện cầu được linh ứng (nếu gia chủ chưa xem ngày).
  • Chuẩn bị sớ, hướng dẫn mua lễ phẩm và vàng mã.
  • Xông khí, tẩy uế, trừ tà toàn nhà.
  • Sắp lễ, bày đàn lễ đúng phương pháp và truyền thống.
  • Trao đổi các bước, quy trình thực hiện phần nghi lễ.
  • Dẫn lễ, yết cáo tôn thần.
  • Phối hợp với chủ nhà bốc bát hương, an vị, nhập trạch.
  • Dâng lễ, dẫn lễ, trì kinh, cầu an tòa gia.
  • Khai quang, trấn trạch, hoàn long, an đặt VPPT cùng gia chủ.
  • Tạ thần, tạ lễ, hóa vàng.
  • Hướng dẫn các nghi thức sau lễ nhập trạch để gia chủ thực hiện trong 100 ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *