Phong thủy là gì? – Phong Thủy Chấn Tam

PHONG THỦY LÀ GÌ?

Phong thủy là gì? Tôi tin rằng rất nhiều bạn, đa số chỉ là  nghe nói tới, nhưng đối với khái niệm củ thể thì chắc hiểu biết chưa có nhiều, nên tôi nghĩ việc phổ biến một số kiến thức cơ bản về Phong thủy là cần thiết. Phong thủy là ngành học đã tồn tại ở Châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước. Vài ngàn năm trước, người cổ xưa rất coi trọng Phong thủy, từ việc lựa chọn vị trí Cung điện, làng mạc cho đến việc xây dựng Cung điện, nhà cửa làng mạc, kể cả việc chọn vị trí và xây âm trạch mộ phần, mộ mả, người xưa đều sẽ nghĩ đến sự ảnh hưởng của Phong thủy từ môi trường. Cho đến ngày nay, Phong thủy học vẫn được người dân coi trọng. Ở Trung Quốc, nơi khởi nguồn khai sinh ra Phong thủy, hiện nay có nhiều trường Đại học đã thiết lập các Khóa học liên quan đến Phong thủy. Nếu để ý hơn, chúng ta sẽ thấy rằng, một số chủ Doanh nghiệp, người làm Quan chức, họ tin tưởng và coi trọng Phong thủy hơn rất nhiều so với đại chúng, và phải nói một điều rằng, Phong thủy không giống như Tôn giáo, nó khác hoàn toàn với Tôn giáo, Tôn giáo là bạn đức tin thì điều đó tồn tại còn bạn không tin thì nó không tồn tại, còn Phong thủy thì khác, Cho dù bạn có tin hay không tin thì phong thủy thì nó vẫn tồn tại, nó tồn tại trong khách quan,  không bị dịch chuyển, không bị thay đổi bởi ý thức của con người. Cho nên điều quan trọng là chúng ta cần coi trọng những ảnh hưởng của Phong thủy với chúng ta, cái vấn đề này thật sự rất quan trọng

Mạnh Tử từng nói: Thiên thời không bằng Địa lợi, Địa lợi không bằng Nhân hòa. Mạnh Tử là vị thánh nhân, chắc chắn có nhiều người biết đến ông ấy, Ông ấy là một nhân vật tiêu biểu cho trường phái Nho giáo và được tôn sủng là “Á thánh Mạnh Tử” chỉ đứng sau Khổng Tử, câu chuyện “Mạnh mẫu tam thiên”   là rất nổi tiếng. Ông Mạnh Tử nêu ra thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, trên thực tế đó là ba yếu tố để thành công,  lớn như một quốc gia, nhỏ như mỗi tổ chức, thậm chí là mỗi cá nhân, nếu muốn đứng được ở nơi bất khả chiến bại, đạt được thành công thì không thể thiếu đi một yếu tố nào trong ba điều kiện Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, Cái Địa lợi ở đây chính là chỉ yếu tố Phong thủy.

Phong thủy học thời cổ đại được người xưa xưng là Thuật tướng đất, cho nên Thầy Phong thủy thời cổ đại cũng được gọi là Địa Sư ( Thầy địa lý). “Tướng” ở đây có cùng nghĩa với tướng nhân, tướng diện, tướng tay, có nghĩa là quan sát. Thuật tướng đất,  tức là  học vấn kỹ thuật thông qua quan sát các điều kiện địa lý như địa hình, địa thế, địa mạo để suy đoán tính Cát – Hung của Phong thủy.

Vào thời cổ đại, Phong thủy học là một tập hợp các phương pháp và nguyên tắc lựa chọn địa điểm và xây dựng cung điện, làng mạc và mô phần. Từ xưa đến nay, phong thủy học đều nhấn mạnh một khái niệm, đó là khái niệm nào? Đó chính là khái niệm Thiên nhân hợp nhất, điều này có ý nghĩa như thế nào? Đó là mối quan hệ thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên, tư đây chúng ta có thể hiểu rằng,  phong thủy học là nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, con người sống trong tự nhiên, giữa con người và tự nhiên có ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, mà ảnh hưởng này có thể là tốt lành mà chúng ta gọi là Cát, và  cũng có thể là xấu ác, chúng ta gọi là Hung.

Lấy một ví dụ đơn giản, giả sử bạn sống trong tầng hầm của tòa nhà, mọi người đều biết tầng hầm thường ẩm ướt âm u, bí khí, không khí cũng không tốt, sống trong môi trường như vậy, bạn sẽ có cảm giác thế nào? Có phải tính cách, suy nghĩ, tâm thái, sức khỏe, sự nghiệp và thậm chí cả diện mạo của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường ở dưới tầng hầm. Nhưng tác động này là tốt hay xấu? Hiển nhiên là môi trường này sẽ không tốt cho bạn, là hung, trong môi trường sống như vậy bạn làm sao có thể cảm thấy thoải mái dễ chịu được. Tâm trạng bạn bị ức chế, chán nản thì thể chất cơ thể bạn có thể cảm thấy tốt được không? Chúng ta biết rằng tầng hầm tối tăm ẩm ướt, dễ sinh ra nhiều loại vi trùng vi khuẩn, người sống lâu trong môi trường này rất dễ sinh bệnh. Vậy vận thế của bạn có thể tốt được không? Chúng ta nói rằng tầng hầm thường tối tăm, rất thiếu sáng, thông gió kém, tâm trạng của con người có thể vui lên được không? Chắc chắn là rất khó lên tinh thần, tâm trạng vì thế mà luôn u buồn, đè nén, đây là kiểu điển hình của vận hạn chèn ép, vận thế của người đó khẳng định là sẽ khó tốt được.

Chúng ta tiếp tục xem xét, nếu bạn sống trong một môi trường được bao bọc xung quanh là những ngọn núi đẹp và nước trong xanh (sơn thanh thủy tú), hoa thơm chim hót, căn phòng rộng rãi sáng sủa, sạch sẽ gọn gàng, thoáng khí mát mẻ, cuộc sống trong một gian phòng như vậy bạn có nghĩ rằng tâm trạng của mình sẽ tốt lên không? Trạng thái của bạn có tốt lên không, thậm chí là vận thế của bạn, ví dụ nói tài vận của bạn, sự nghiệp của bạn, quý nhân của bạn, tình cảm của bạn, sức khỏe của bạn …sẽ tốt đẹp không? Chắc chắn là có nhé, đây chính là lý do tại sao chung ta đi du lịch đều thích đều tìm đến chỗ có “sơn thanh thủy tú, nhân kiệt địa linh” , tại những nơi thế này, tâm trạng của con người sẽ rất vui vẻ, không muốn rời đi, đây là tác động của môi trường trực tiếp lên con người. Thế bây giờ chúng ta đặt lại câu hỏi: Phong thủy là gì?  Đây chính là phong thủy.

Phong thủy nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, Phong thủy cũng được gọi tên là Môi trường học, hoặc có người nói là Môi trường kiến trúc học. Nói một cách cụ thể, Phong thủy học là một ngành Khoa học tự nhiên có tính tổng hợp rất cao, thế nó bao gồm những môn học nào? Nó thuộc ngành Khoa học tự nhiên tổng hợp, bao gồm nhiều ngành học khác nhau như Công trình kiến trúc học, Môi trường cảnh quan học, Vật lý Địa cầu học,  Thông tin sự sống con người học, Tâm lý học, Từ trường phương vị học, Vũ trụ tinh thể học, Khí hậu khí tượng học..v..v. Đây chính là lý do tại sao Phong thủy học rất rộng và uyên thâm, bởi vì nó bao hàm vạn vật, đề cập đến rất nhiều ngành khoa học khác nhau, nên muốn tinh thông Phong thủy không phải là chuyện dễ dàng, người học cần bỏ nhiều thời gian và công sức.

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu, Phong thủy học bao gồm hai phương diện là Dương trạch và Âm trạch, cái này thì mọi người cần biết, đây là kiến thức cơ bản nhất và nó cũng rất đơn giản. Dương trạch là gì? Dương trạch tức là những nơ người sống sinh sống hoạt động như Nhà ở, Cửa hàng, Văn phòng, Công ty, Nhà xưởng, Làng mạc, Thành phố …,  đều là dương trạch. Vậy thế nào là Âm trạch?  Âm trạch tức là Huyệt mộ, nghĩa trang nghĩa địa, mồ mả, nơi mà mai táng người chết , đúng không? Trong hoạt động thao tác phong thủy thực tế, Âm trạch có nhiều quy tắc, nhiều chi tiết tỉ mỉ hơn cả Dương trạch, trong khi nghiên cứu âm trạch là cần thiết phải tin vào quỷ thần, nếu không sẽ gây ra cho bạn nhiều rắc rối. Đương nhiên, dù là dương trạch hay âm trạch thì chúng ta đều cần có sự tôn trọng và không sợ hãi, đây là điều cần thiết.

Bây giờ chúng ta tiếp tục nói về các trường phái Phong thủy, xét từ mặt lớn, Phong thủy nhìn chung chia ra hai trường phái chính. Thứ nhất là phái Hình loan và thứ hai là phái Lí khí, còn gọi là Phong thủy Hình loan và Phong thủy Lí khí , hoặc gọi  Phong thủy Hình gia hoặc  Phong thủy Lí gia, Vậy thế nào là phong thủy hình loan? Giải thích cho một cách đơn giản, tức là  phong thủy thể hiện từ những vật thể có không gian ba chiều, có thể thông qua các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, tay để cảm nhận được, có thể nhìn thấy được, có thể thấy được chẳng hạn. Ví dụ một ngôi nhà tựa lưng vào một kiến trúc nào đó như một Bệnh viện hay một Nhà tang lễ, hoặc là dựa lưng vào một Trạm xăng, thì nói chung là không cát lợi, bởi những kiến trúc trên là mang tà khí sát khí, nó sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến ngôi nhà, ví dụ như chúng ta nhìn vào bức ảnh ở phía trái của bức tranh, xung quanh tòa kiến trúc là những thảm cỏ bằng phẳng, cây cối và bên cạnh cũng có những tòa kiến trúc khác, những kiến trúc xung quang và cả môi trường sẽ hình thành một từ trường phong thủy, khí trường phong thủy, mọi người có thể lí giải từ trường phong thủy, khí trường phong thủy này là năng lượng, từ trường phong thủy này sẽ ảnh hưởng cát hung đến các ngôi nhà, đây chính là Phong thủy Hình loan, nói thẳng ra là phong thủy dquan sát.bằng mắt,  Phong thủy Hình loan tiếp tục phân chia sâu hơn, còn phân ra phái Loan đầu và Phái Hình tượng và Phái Hình pháp.

Chúng ta nói tiếp về Phong thủy Lí khí là gì, chúng ta biết rằng trái đất đang chuyển động không ngừng mỗi ngày, cả khí trường, từ trường của trái đất, hệ mặt trời cho đến vũ trụ, mỗi ngày mỗi năm đều đang biến đổi không ngừng, hình thành các phương vị phong thủy khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau, căn cứ vào sự thay đổi của thời gian để lựa chọn phương vị,  được coi là Lí khí phong thủy. Phong thủy Lí khí cần sử dụng La bàn để đo đạc tọa hướng của căn nhà, cần căn cứ số liệu tọa hướng của căn nhà để suy đoán ra sự cát hung trong phong thủy đối với các phương vị khác nhau của căn nhà, khi chúng ta nắm được phương vị nào là cát, thì chúng ta có thể kích vượng phương vị đó, ví dụ kích vượng nhân đinh, kích vượng sức khỏe, kích vượng đào hoa, kích vượng sự nghiệp, kích vượng tài vận; còn phương vị nào hung thì chúng ta đưa ra giải pháp tiến hành hóa giải, cố gắng đón cát tránh hung đến mức độ tối đa. Phân chia đi sâu hơn thì Phong thủy Lí khí cũng bao gồm nhiều môn phái, như Tam hợp , Bát trạch, Mệnh lí , Phi tinh , Quá lộ âm dương, Kim tỏa ngọc quan, Ngũ hành, Huyền không đại quái, Bát quái, .vv. rất nhiều trướng phái.

Thực ra, muốn luật đoán Cát Hung chính xác về phong thủy, thì cần có sự kết hợp giữa phong thủy Hình loan và phong thủy Lí khí, hai loại phong thủy này là không thể tách rời, làm thầy Phong thủy chuyên nghiệp để xem phong thủy cho phúc chủ thì nhất định cần phải kết hợp Phong thủy Hình loan với Phong thủy Lí khí. Trong Phong thủy có một câu nói để hình dung mối quan hệ giữa chúng là “Hình loan vô Lí khí bất ứng, Lí khí vô Hình loan bất linh”. Phong thủy Lí khí tương đối chuyên nghiệp, và còn tương đối phức tạp, cần phải học hỏi bài bản, hệ thống thì mới nắm vững được. Trong các video sau này, trước tiên tôi sẽ nói về một số kiến thức của Phong thủyHình loan , nó tương đối đơn giản, các bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được và nó có thể giải quyết được một số vấn đề phong thủy cơ bản hay gặp trong cuộc sống thường ngày. Trừ khi có một số bạn muốn nghiên cứu chuyên sâu, hoặc muốn tiến hành phân tích phong thủy chuyên sâu cho chính ngôi nhà của mình, thì cần phải học Phong thủy Lí khí mới được, nếu không thì sẽ giống như “đi bằng một chân”, điều này các bạn cần phải hiểu rõ, và cũng chính vì thế nên tôi giải thích đặc biệt ở đây cho mọi người hiểu hơn.

Chúng ta tiếp tục nào!

Chúng ta biết rằng thế giới vạn vật đều luôn trong sự vận động biến đổi không ngừng, có một thứ không bao giờ thay đổi chính là sự thay đổi, vận động và thay đổi là tuyệt đối, còn tĩnh tại và bất biến là tương đối, hơn nữa những thay đổi này đều là có tính quy luật, quy tắc tuần hoàn, ví dụ Mặt trời mọc ở phía Đông lặn ở phía Tây, Mặt trăng  lúc thì tròn lúc thì khuyết, sinh lão bệnh tử của con người..v.v. Chúng luôn luôn vận động và thay đổi, sự vận động và thay đổi của chúng đều có tính quy luật, những quy luật này đều chưa bao giờ thay đổi, đây là nguyên tắc Tam dịch trong Kinh dịch, vậy Tam dịch là gì? Nó là Biến dịch, Giản dịch và Bất dịch. Tương tự như vậy, Phong thủy cũng có tính quy luật của nó và chúng ta cũng có tuân theo quy luật đó, là có thể đón cát tránh hung,  chúng ta chỉ cần nắm vững những quy luật trọng tâm cốt lõi của phong thủy, thì chúng ta có thể căn cứ vào những quy luật này để đi tìm được phong thủy phù hợp, tìm được căn nhà tốt, đây cũng là trí tuệ và kinh nghiệm quý báu người cổ xưa để lại cho chúng ta.

Từ những nội dung đã nói ở trên, chúng ta biết được Phong thủy học là một ngành khoa học ứng dụng cổ xưa, có lịch sử hàng ngàn năm, bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về người cổ xưa định nghĩa Phong thủy như thế nào? Từ xưa đến nay có vô số người đã đưa ra những định nghĩa về Phong thủy, nhưng được mọi người công nhận và người đầu tiên đưa ra từ Thuật ngữ “Phong thủy” sớm nhất trong lịch sử là Tổ sư phong thủy  Quách Phác, từ Phong thủy xuất hiện lần đầu tiên là ở trong cuốn sách “Táng thư” của Quách Phác, cách đây hơn 1700 năm trước , chương mở đầu Táng thư đã định nghĩa Phong thủy như thế này: Táng giả, Tàng dã, thừa sinh khí dã, khí thừa phong trắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi Phong thủy.  để tôi giải thích đoạn này bằng lời nói bình thường của chúng ta, chúng ta xem câu đầu tiên, “Táng giả, tàng dã, thừa sinh khí dã”, Táng giả chỉ về việc chôn cất người mất đi, Tàng dã, tức là cắt giữ, mai táng người đã mất, cả câu có nghĩa là trọng tâm thiên chốt của việc xây mộ huyệt, phải chọn nơi có sinh khí, ở đây tôi phải nói rõ hơn, “sinh khí” không phải là “không khí”, sinh khí ở đây là chỉ khí tàng trong đất, hay còn gọi là Địa khí, nó đến từ năng lượng vốn có của trái đất, loại khí này nhìn không thấy sờ không được, nó là vô hình, chúng ta cũng trong trạng thái âm thầm tiếp nhận sự ảnh hưởng từ nguồn năng lượng này, nhưng mà mình lại không thấy được gì cả, loại khí này ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nơi ở của con người, bao gồm cả nơi huyệt mộ của người đã mất đi. Nó dịch chuyển biến đổi theo sơn mạch, nó cũng sẽ vận động theo dòng nước (thủy lưu) và dòng khí (khí lưu), nó có khả năng sinh phát vạn vật, thế mới là Sinh khí. Chúng ta lấy một ví dụ, ví dụ nói đến một nơi sơn thủy hữu tình, núi đẹp nước trong, khí hậu mát mẻ, thì bạn sẽ cảm nhận khí trường của nơi này, mà khí trường này là tốt cho bạn, là khiến bạn cảm thấy vui vẻ dễ chịu, nó khiến bạn lưu luyến chẳng muốn rời xa, chỉ muốn được ở lại nơi này. Ngược lại, khi bạn đến nơi có  khí trường xấu, bạn sẽ lập tức cảm thấy khó chịu và có những phản ứng không tốt, bạn sẽ muốn nhanh chóng rời đi, ví dụ khi bạn đến Nhà tang lễ, đến Nghĩa trang, Bệnh viện, Bãi rác, hoặc là nơi bừa bãi lộn xộn bẩn thỉu. Đây là tác dụng và ảnh hưởng của khí trường đối với con người.

 

Chúng ta nói tiếp đến câu thứ hai, “Khí thừa phong trắc tán, giới thủy tắc chỉ”, nghĩa là sinh khí khi gặp gió sẽ bị gió thổi tan, gặp thủy thì sẽ dừng lại, hơn nữa còn ngưng tụ. Câu nói này giải thích đặc điểm của sinh khí, tức muốn nói sinh khí khi gặp gió sẽ bị thổi tan, gặp nước sẽ ngừng lại và có thể tụ lại một chỗ.

Chúng ta xem tiếp câu cuối cùng: “Cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi thời hữu chỉ, cố vị chi Phong thủy”, có nghĩa là người xưa đã tìm mọi cách để sinh khí tụ lại một nơi chứ không tan chảy mất đi, duy trì sinh khí không bị tán bay, tức là tìm mọi cách để Tàng phong tụ khí. Để khí vận động nhưng vẫn ở trong phạm vi giới hạn, tức gọi là Phong thủy, đây cũng chính là định nghĩa chính xác về Phong thủy. Những nguyên tắc và phương pháp được đề cập ở đây trên thực tế vẫn được các Thầy Phong thủy hiện nay áp dụng.

Toàn bộ cuốn Táng thư đều là những chương viết xoay quanh một từ “Sinh khí”, vậy là bất cứ đối với Dương trạch hay Âm trạch , sinh khí đều là thứ quan trọng nhất, có sinh khí mới có nhân đinh hưng vượng,  tài vận hưng vượng, nếu không có sinh khí, đều là sát khí, tà khí, tử khí, suy khí thì chỉ có thể đinh tài lưỡng bại. Cho nên cái thiên chốt và cốt lõi của  Phong thủy là 6 chữ: đón sinh khí, tránh tử khí

 

Vâng, vậy là qua phần giới thiệu trên đây, hy vọng các bạn đã có được những hiểu biết nhất định về Phong thủy, đồng thời cũng mong các bạn hãy coi trọng Phong thủy, vận dụng kiến thức Phong thủy để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong các video sau, tôi sẽ giới thiệu thêm cho các bạn nhiều kiến thức Phong thủy hơn.

Video này kết thúc ở đây. Xin chào và hẹn gặp lại!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *